KẾ HOẠCH
Tổ chức hoạt động Tết Trung thu năm 2021
Thực hiện Kế hoạch số 105/KH- UBND ngày 09 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân huyện Gia Lộc về việc Tổ chức hoạt động Tết Trung thu cho trẻ em năm 2021. Ủy ban nhân dân Xã Đức Xương xây dựng kế hoạch tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em năm 2021 với những nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nhằm thực hiện có hiệu quả và động bộ các hoạt động dành cho trẻ em nhân dịp Tết Trung thu; tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành và cộng đồng đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn xã, nhất là trẻ em sống trong các gia đình nghèo, Cận nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được vui Tết Trung thu.
- Tổ chức Tết Trung thu đầm ấm, vui tươi cho trẻ em; thu hút trẻ em tham gia vào các hoạt động vui chơi, văn hóa, thể thao lành mạnh, bổ ích và an toàn để giúp các em có thêm cơ hội được phát triển toàn diện.
- Tăng cường công tác truyền thông, vận động, huy động nguồn lực của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân, gia đình và toàn xã hội cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2. Yêu cầu
- Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, để đảm bảo mọi trẻ em được vui Tết Trung thu theo phong tục và truyền thống dân tộc Việt Nam, việc tổ chức các hoạt động Tết Trung thu cho trẻ em phải phù hợp tình hình thực tế địa phương và cơ sở, đảm bảo an toàn tuyệt đối, hiệu quả và tiết kiệm, thực hiện các quy định về phòng chống dịch COVID-19. Tập trung ưu tiên, quan tâm tổ chức hoạt động thăm, tặng quà Tết Trung thu cho trẻ em nghèo, trẻ em ở các cơ sở giáo dục và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
- Phòng ngừa, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến trẻ em, phòng chống xâm hại, bạo lực, tai nạn thương tích trẻ em; thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình vận động xã hội nhằm xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện với trẻ em.
II. HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM
Tổ chức Tết Trung thu 2021 cho trẻ em diễn ra từ ngày 11/9/2021 đến 21/9/2021 (từ 05/8 đến 15/8 âm lịch) tập trung vào các hoạt động trọng tâm sau:
1. Không tổ chức “Đêm hội trăng rằm” cho trẻ em. Tổ chức các hoạt động Tết Trung thu phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của địa phương, đơn vị, cộng đồng dân cư, đảm bảo mọi trẻ em được quan tâm, được đón Tết Trung thu an toàn, ý nghĩa, đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch Covid - 19; tăng cường nội dung, thời lượng, chương trình, sân chơi dành cho trẻ em trên các phương tiện thông tin, truyền thông và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật vào dịp Tết Trung thu.
2. Đẩy mạnh việc truyền thông, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng về Luật trẻ em; Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em, Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường các giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em, Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội khóa XIV về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; phổ biến hướng dẫn cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên trong gia đình, cộng đồng và trẻ em về các kiến thức, kỹ năng đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích, tai nạn đuối nước, bảo đảm an toàn, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần cho trẻ em trong đại dịch Covid-19 và giãn cách xã hội dài ngày. Đấu tranh, ngăn chặn, xử lý kịp thời việc cung cấp, lan truyền các nội dung thông tin, truyền thông xấu, phản cảm, tác động tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ em
3. Bố trí kinh phí, vận động nguồn lực tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; tổ chức hoạt động tặng quà Trung thu, trao học bổng, đồ dùng học tập… cho trẻ em, ưu tiên trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc các gia đình chính sách, gia đình người có công với cách mạng; trẻ em nghèo vượt khó, học giỏi; trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19; trẻ em là con của những người đang ở tuyến đầu chống dịch; trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo sống trong gia đình kinh tế khó khăn…. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc chăm lo cho trẻ em, đảm bảo cho mọi trẻ em được đón Tết Trung thu đầy đủ, đầm ấm, có ý nghĩa thiết thực.
4. Các Ban, ngành, đoàn thể của xã triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ người lao động mang thai, nuôi con dưới 6 tuổi và trẻ em bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, chăm sóc trẻ em bị nhiễm Covid-19, trẻ em phải cách ly y tế, trẻ em không có cha, mẹ và người thân chăm sóc do đại dịch Covid-19.
5. Tăng cường kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm, đặc biệt thực phẩm phục vụ Tết Trung thu, thực phẩm dành cho trẻ em; ngăn chặn và xử lý kịp thời nghiêm minh theo quy định pháp luật việc kinh doanh các văn hóa phẩm, các sản phẩm, đồ chơi, trò chơi, chương trình trực tuyến có tính chất bạo lực, kích động, phản giáo dục, kém chất lượng, độc hại, nguy hiểm, không phù hợp với trẻ em
III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công chức Lao động Thương binh và Xã hội:
Tham mưu với Ủy ban nhân dân xã xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch tổ chức Tết Trung thu năm 2021; Phối hợp với Đoàn thanh niên Tham mưu thành lập các đoàn và mời Lãnh đạo Đảng uỷ- HĐND - UBND xã đi thăm và tặng quà, cho các cháu thiếu nhi tại các trường và các thôn. Tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động Tết Trung thu năm 2021 về UBND xã và Phòng Lao động Thương binh và Xã hội để báo cáo UBND huyện và Sở Lao động Thương binh xã hội theo quy định.
2. Trạm Y tế xã:
- Tham mưu với UBND xã thành lập Tổ kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là kiểm tra đột xuất vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh, nhất là thực phẩm phục vụ Tết Trung thu, thực phẩm dành cho trẻ em. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm an toàn thực phẩm (theo Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm);
- Bảo đảm cung cấp đủ thuốc, dịch vụ có chất lượng phục vụ công tác phòng bệnh, chữa bệnh cho trẻ em đặc biệt là các bệnh dịch lây lan và ngộ độc thực phẩm; phát hiện, cấp cứu và điều trị kịp thời cho trẻ em trong dịp Tết Trung thu.
3. Các Thôn trong xã
- Căn cứ vào tình hình thực tế và diễn biến của dịch bệnh Covid-19 tại địa phương không tổ chức Tết Trung thu tập trung tại thôn và các ngõ xóm mà tập trung thăm, tặng quà cho trẻ em trong Thôn; quan tâm đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày….được đón Tết Trung thu trong không khí đầm ấm, vui tươi và an toàn.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, tai nạn thương tích trẻ em tại gia đình, nhà trường và cộng đồng; ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em
- Quản lý các điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em đảm bảo an toàn cho trẻ em; Kiểm tra về thời gian tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em;
- Chỉ đạo, triển khai các hoạt động vui chơi, giải trí với các hình thức đa dạng, phong phú; tổ chức các lớp giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại cho trẻ em tại các thiết chế văn hóa, thể thao công lập;
- Tăng cường kiểm tra, phát hiện các cơ sở sản xuất kinh doanh các loại văn hóa phẩm, đồ chơi, trò chơi dành cho trẻ em. báo cáo UBND xã có biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời các cơ sở sản xuất và kinh doanh các sản phẩm kém chất lượng, độc hại, nguy hiểm, không phù hợp với lứa tuổi trẻ em.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan, truyền thông nâng cao nhận thức, hướng dẫn người tiêu dùng trong lựa chọn các sản phẩm có chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng, đặc biệt là các sản phẩm đồ chơi trẻ em trong dịp Tết Trung thu. Khuyến khích các cơ sở sản xuất và kinh doanh đồ chơi của trẻ em sản xuất và kinh doanh các sản phẩm đảm bảo các quy trình kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em.
4. Đài Truyền thanh xã
Xây dựng tin bài tuyên truyền kịp thời các hoạt động tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em; biểu dương những trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có tinh thần vượt khó vươn lên và những tập thể, cá nhân tiêu biểu có những đóng góp, cống hiến cho công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em.
5. Các Ngành đoàn thể, Ban giám hiệu các Trường
Căn cứ điều kiện thực tế của ngành, đoàn thể và đơn vị để tổ chức hoạt động vui đón Tết Trung thu cho trẻ em cho phù hợp, có ý nghĩa.
Ban giám hiệu các Trường xây dựng Kế hoạch Tổ chức Tết trung thu cho các cháu học sinh của Trường, tổ chức các trương trình hoạt động vui Tết Trung thu nhằm động viên khích lệ tinh thần học tập của các cháu. Vận động phụ huynh học sinh các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp xây dựng quỹ để tổ chức các hoạt động Tết Trung thu.
6. Đề nghị Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội CCB, Công đoàn chỉ đạo các chi đoàn, chi hội phối hợp với thôn, khu dân cư Không tổ chức “Đêm hội Trăng rằm” cho các cháu thiêu nhi tập trung đông người, chủ yếu tập trung kinh phí để tổ chức thăm và tặng quà cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
IV. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Các thôn, khu dân cư báo cáo kết quả hoạt động Tết Trung thu năm 2021 về Ủy ban nhân dân xã (qua Công chức Lao động TB&XH ) vào ngày 25/9/2021 để tổng hợp báo cáo UBND xã và Phòng Lao động Thương binh và Xã hội./.