NÔNG THÔN MỚI
Thuyết minh quy hoạch chung xây dựng xã Đức Xương, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
06/06/2023 09:46:15

Thuyết minh quy hoạch chung xây dựng xã Đức Xương đến năm 2030

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU.. 3

1.1. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch. 3

1.2. Các căn cứ, cơ sở thiết kế quy hoạch. 3

1.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật 3

1.2.2. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng. 4

1.2.3. Các văn bản, tài liệu có liên quan. 4

1.3. Quy mô và phạm vi lập quy hoạch. 5

1.3.1. Tên đồ án

1.3.2. Phạm vi lập quy hoạch

1.4. Mục tiêu và nhiệm vụ. 5

1.4.1. Mục tiêu

1.4.2. Nhiệm vụ của đồ án

PHẦN II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG.. 6

2.1. Vị trí và đặc điểm điều kiện tự nhiên. 7

2.1.1. Vị trí khu vực quy hoạch

2.1.2. Địa hình, địa chất

2.1.3. Khí hậu, thuỷ văn

2.2. Hiện trạng dân cư, lao động. 8

2.3. Hiện trạng về kinh tế. 8

2.4. Hiện trạng sử dụng đất 8

2.5. Hiện trạng các công trình kiến trúc. 9

2.5.1. Các công trình nhà ở

2.5.2. Hệ thống các công trình công cộng.

2.6. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật 11

2.6.1. Hiện trạng đất đai xây dựng

2.6.2. Giao thông

2.6.3. Cấp nước

2.6.4. Hệ thống cấp điện

2.6.5. Hệ thống tiêu thoát nước

2.6.6. Bãi rác và xử lý rác thải

2.6.7. Nghĩa trang, nghĩa địa

2.6.8. Hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất

2.7. Những vấn đề chính cần giải quyết trong quy hoạch. 12

PHẦN III: TIỀM NĂNG, ĐỘNG LỰC VÀ DỰ BÁO PHÁT TRIỂN XÃ.. 12

3.1. Dự báo quy mô dân số. 14

3.2. Động lực phát triển kinh tế chủ đạo. 14

PHẦN IV: ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH KHÔNG GIAN TỔNG THỂ TOÀN XÃ VÀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT. 14

4.1. Cơ cấu tổ chức không gian quy hoạch. 15

4.1.1. Nguyên tắc tổ chức không gian

4.1.2. Cơ cấu tổ chức không gian

4.2. Quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng. 15

4.2.1. Phân khu chức năng

4.2.2. Quy hoạch sử dụng đất

PHẦN V: QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT. 19

5.1. Chuẩn bị đất xây dựng. 21

5.1.1. Nguyên tắc chung

5.1.2. Giải pháp kỹ thuật san nền, tiêu thủy.

5.2. Hệ thống giao thông. 21

5.3. Hệ thống cấp điện: 22

5.4. Hệ thống cấp nước. 24

5.5. Hệ thống thoát nước. 25

5.6. Các giải pháp bảo vệ môi trường. 25

PHẦN VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 26

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch

Xã Đức Xương nằm vị trí phía Nam huyện Gia Lộc, tổng diện tích tự nhiên 555,08 ha với 03 thôn: An Vệ, An Cư và Thọ Xương. Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn giai đoạn năm 2010-2020, hiện tại xã Đức Xương đã hoàn thành các tiêu chí xã nông thôn mới. Nay UBND xã tiếp tục tổ chức lập Quy hoạch chung xây dựng cho phù hợp với tình hình thực tế và sự phát triển của giai đoạn 2021-2030

- Việc rà soát, đánh giá những mặt tích cực trong phong trào xây dựng nông thôn mới đã đạt, cùng với việc thực hiện Quyết định số 318/QĐ-Ttg ngày 08/3/2022 của Thủ tường Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025. Đặt ra yêu cầu việc lập quy hoạch nông thôn giai đoạn tiếp theo cần quan tâm thực hiện đồng bộ từ nếp sống, cảnh quan, môi trường, an ninh trật tự đến sản xuất an toàn hiệu quả….

Quy hoạch chung xã Đức Xương giai đoạn 2021-2030 nhằm thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ trọng tâm là: Góp phần xây dựng mô hình nông thôn mới nâng cao (hướng tới kiểu mẫu); Cụ thể hóa nội dung quy hoạch xây dựng vùng huyện Gia Lộc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Quy hoạch chung xã Đức Xương nhằm đưa ra định hướng phát triển về không gian, về mạng lưới dân cư, về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; Góp phần khai thác tiềm năng thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và thương mại dịch vụ của địa phương; Đưa ra đề xuất nhằm chủ động quản lý xây dựng, quản lý đất đai đảm bảo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã, của huyện đề ra; Phù hợp nội dung chỉ đạo số 1657/UBND-VP ngày 20/5/2020 của UBND tỉnh Hải Dương về việc tổ chức rà soát lập quy hoạch xây dựng vùng huyện và quy họach xây dựng nông thôn.

Vì vậy, việc lập Quy hoạch chung xây dựng xã Đức Xương, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương là cần thiết.

1.2. Các căn cứ, cơ sở thiết kế quy hoạch

1.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/06/2009;

- Luật quy hoạch số 21/2017/Qh ngày 24/11/2017;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

- Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/08/2019 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về Lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

- Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 1/3/2017 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn về Quy hoạch xây dựng nông thôn.

1.2.2. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị”, mã số QCVN 07:2016/BXD (Ban hành kèm theo Thông tư 01/2016/TT-BXD ngày 01/02/2016 của Bộ Xây dựng);

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Quy hoạch xây dựng” mã số QCVN 01:2021/BXD (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

- TCVN 4054-2005 Đường ô tô - yêu cầu thiết kế;

- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN 333:2005 “Chiếu sáng bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế”;

- TCXDVN 259:2001: Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng đường phố, quảng trường đô thị - TCXDVN 259:2001;

- Thoát nước bên ngoài công trình-Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 7957-2008;

- Tiêu chuẩn TCXDVN-33-2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế.

1.2.3. Các văn bản, tài liệu có liên quan

- Quy định phân cấp quản lý số 25/2017/QĐ-UBND ngày 20/9/2017 của UBND tỉnh Hải Dương v/v phân cấp quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Hải Dương;

- Quyết định số 21/2018/QĐ-UBND ngày 20/9/2018 của UBND tỉnh Hải Dương Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Quy định phân cấp quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Hải Dương ban hành;

- Công văn số 1657/UBND-VP ngày 20/05/2020 của UBND tỉnh Hải Dương về việc tổ chức rà soát quy hoạch xây dựng vùng huyện và quy hoạch xây dựng nông thôn;

- Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-Ttg ngày 08/3/2022 của Thủ tường Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

- Căn cứ Quyết định số 319/QĐ-Ttg ngày 08/3/2022 của Thủ tường Chính phủ về quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025.

- Căn cứ Quyết định số: 314/QĐ-UBND ngày 25/01/2022 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Các kết quả điều tra, khảo sát và các số liệu, tài liệu về khí tượng thuỷ văn, địa chất, hiện trạng kinh tế, văn hoá, xã hội và các số liệu tài liệu khác có liên quan tại khu vực xã Đức Xương.

1.3. Quy mô và phạm vi lập quy hoạch

1.3.1. Tên đồ án

- Quy hoạch chung xây dựng xã Đức Xương, huyện Gia Lộc đến năm 2030.

1.3.2. Phạm vi lập quy hoạch

- Phạm vi khu vực lập quy hoạch là theo địa giới hành chính của xã Đức Xương, huyện Gia Lộc, Tỉnh hải Dương.

- Tổng diện tích khu vực lập quy hoạch: 555,08 ha.

1.4. Mục tiêu và nhiệm vụ

1.4.1. Mục tiêu

- Cụ thể hóa Quy hoạch vùng huyện Gia Lộc đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.

- Xây dựng và phát triển xã Đức Xương đạt tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao, hướng tới kiểu mẫu, góp phần vào sự phát triển của huyện Gia Lộc.

- Xây dựng xã Đức Xương trở thành xã hiện đại phát triển bền vững; có sức hấp dẫn lớn về môi trường đầu tư, có tính cạnh tranh cao trên một số lĩnh vực nông nghiệp sạch, phát triển bền vững hài hòa với môi trường; giữ vai trò tạo động lực phát triển kinh tế xã hội của một vùng.

- Định hướng tổ chức hệ thống trung tâm xã, xác định quy mô dân số, tính chất, nhu cầu đất ở cho từng khu dân cư mới;

- Định hướng tổ chức hệ thống công trình công cộng, dịch vụ. Xác định vị trí, quy mô, định hướng kiến trúc cho các công trình công cộng, dịch vụ cấp xã, thôn;

- Định hướng tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc khu dân cư mới và các thôn cũ. Xác định các chỉ tiêu quy hoạch, định hướng kiến trúc cho từng loại hình ở phù hợp với đặc điểm của địa phương;

- Định hướng tổ chức các khu vực dịch vụ tập trung, khu vực sản xuất và phục vụ sản xuất nông nghiệp;

- Định hướng tổ chức các khu chức năng đặc thù trên địa bàn xã;

- Làm cơ sở và tạo hiệu quả sử dụng quỹ đất để thu hút đầu tư xây dựng phát triển khu dân cư;

- Làm cơ sở để triển khai lập quy hoạch chi tiết xây dựng;

- Tăng cường quản lý, thu hút đầu tư; tạo nguồn nhân lực; xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hoàn chỉnh đồng bộ và hiện đại;

- Làm cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng theo quy hoạch, quản lý kết nối các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn, tạo tiền đề để triển khai các dự án khả thi, tiền khả thi.

1.4.2. Nhiệm vụ của đồ án

- Khảo sát, đo đạc bổ sung hiện trạng khu vực làm cơ sở lập quy hoạch. Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên thực trạng sử dụng đất, dân cư, xã hội, kiến trúc cảnh quan và đánh giá hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại thời điểm lập quy hoạch.

- Xác định diện tích đất cho nhu cầu phát triển theo các giai đoạn 5 năm, 10 năm và các thông số kỹ thuật chính cho từng loại đất, cụ thể: đất nông nghiệp, đất xây dựng và các loại đất khác;

- Quy hoạch xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi xã. Xác định khung hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất như: đường nội đồng, kênh mương thủy lợi;

- Xác định vị trí, quy mô cho các công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: Đường trục xã, đường liên thôn, đường trục thôn, cao độ nền, cấp điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải và nghĩa trang;

- Đánh giá môi trường chiến lược: Đánh giá hiện trạng môi trường; Phân tích, dự báo, đề ra các giải pháp và lập kế hoạch giám sát môi trường.

- Đề xuất Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung xây dựng xã.

PHẦN II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG

2.1. Vị trí và đặc điểm điều kiện tự nhiên

2.1.1. Vị trí khu vực quy hoạch

- Quy mô nghiên cứu: Trên toàn bộ phạm vi ranh giới hành chính xã Đức Xương. Tổng diện tích toàn xã 555,08ha, ranh giới có các mặt tiếp giáp:

+ Phía Bắc giáp xã Đoàn Thượng.

+ Phía Nam giáp huyện Ninh Giang.

+ Phía Đông giáp xã Thống Kênh và huyện Ninh Giang.

+ Phía Tây giáp xã Quang Minh và xã Đồng Quang.

2.1.2. Địa hình, địa chất

+ Xã Đức Xương nằm trong vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng. Cốt làng xóm trung bình +2,00; cốt ruộng trung bình +1,75.

+ Trên địa bàn xã có nhiều ao hồ, sông rạch xen lẫn với ruộng canh tác và trong các điểm dân cư.

- Địa chất: Khu vực Đức Xương thuộc khu vực có cường độ nền đất yếu, chỉ phù hợp cho xây dựng công trình có chiều cao vừa phải.

2.1.3. Khí hậu, thuỷ văn

Xã Đức Xương nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết trong năm phân làm 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa hè: Nóng ẩm, mưa nhiều được kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10.

+ Mùa đông: Lạnh, khô hanh thường kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.

Theo số liệu điều tra của trung tâm khí tượng thuỷ văn tỉnh Hải Dương, các yếu tố khí hậu được thể hiện:

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ tương đối ổn định, trung bình năm khoảng 24,40C, tháng nóng nhất nhiệt độ có thể lên đến 36-370C (tháng 6, 7), tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1, có khi nhiệt độ xuống đến 6-70C. Số giờ nắng trung bình của năm khoảng 1.500 giờ

+ Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm của huyện 191mm. Lượng mưa tập trung và phân bố theo mùa, mưa nhiều vào tháng 7- tháng 8 (490mm)

+ Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm từ 85%; tháng 8 –tháng 9 đô ẩm đạt khoảng 88 - 91%, tháng 2 độ ẩm là 75%.

Như vậy, xã Đức Xương có khí hậu đặc trưng là nóng, ẩm, mưa nhiều vào mùa hè; lạnh, khô, hanh vào mùa đông. Khí hậu này thích hợp với nhiều loại cây trồng, tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp phát triển đa dạng và phong phú về sản phẩm.

Thuỷ văn của xã chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ lưu con sông chính là sông Đĩnh Đào. Hệ thống thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Với hệ thống sông như trên đã tạo cho huyện một nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

2.2. Hiện trạng dân cư, lao động

Dân số hiện trạng xã Đức Xương là 5389 người cư trú tại 03 thôn: An Vệ, An Cư và Thọ Xương, được phân bố khá đồng đều trên toàn bộ diện tích hành chính của xã.

- Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của xã là 1%.

2.3. Hiện trạng về kinh tế

Tổng giá trị kinh tế các ngành năm 2021 như sau:

* Tổng thu nhập: 315,45 tỷ đồng, trong đó:

- Giá trị Nông nghiệp:80,05 tỷ đồng.

- Giá trị Công nghiệp, TTCN, Xây dựng ước đạt 107,3 tỷ đồng

- Giá trị từ dịch vụ đạt: 128,1 tỷ đồng.

- Cơ cấu kinh tế nông thôn: nông nghiệp chiếm 25,38%, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chiếm 34,01%, thu nhập dịch vụ chiếm 40,61%.

(Nguồn: UBND Đức Xương)

2.4. Hiện trạng sử dụng đất

Bảng tổng hợp hiện trạng sử dụng đất toàn xã

TT

HẠNG MỤC

Hiện trạng

ha

Tổng diện tích tự nhiên

555.08

I

Đất nông nghiệp

391.63

1

Đất trồng lúa

301.29

2

Đất trồng trọt khác

15.95

2.1

Đất trồng cây hàng năm khác

3.63

2.2

Đất trồng cây lâu năm

12.32

3

Đất nuôi trồng thủy sản

73.57

4

Đất nông nghiệp khác

0.82

II

Đất xây dựng

141.42

1

Đất ở

56.34

2

Đất công cộng

3.73

2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

0.86

2.2

Đất xây dựng cơ sở y tế

0.25

2.3

Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo

1.78

2.4

Đất cơ sở văn hóa

0.82

2.5

Đất sinh hoạt cộng đồng

0

2.6

Đất chợ

0

2.7

Đất bưu chính viễn thông

0.02

3

Đất cây xanh, thể dục thể thao

0.04

3.1

Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao

0.04

3.2

Đất vui chơi giải trí công cộng (cây xanh)

0

4

Đất tôn giáo, danh lam thắng cảnh, di tích
đình, đền

0.68

4.1

Đất di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh

0

4.2

Đất cơ sở tôn giáo

0.58

4.3

Đất cơ sở tín ngưỡng

0.1

5

Đất công nghiệp, TTCN, làng nghề

0.48

5.1

Đất cụm công nghiệp

0

5.2

Đất công nghiệp, khu công nghiệp

0

5.3

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

0.48

6

Đất khoáng sản và sx vật liệu xây dựng

0

7

Đất xây dựng các chức năng khác

0

7.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

0

7.2

Đất xây dựng cơ sở y tế

0

7.3

Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo

0

7.4

Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao

0

7.5

Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác

0

7.6

Đất thương mại dịch vụ

0

8

Đất hạ tầng kỹ thuật

53.67

8.1

Đất giao thông

48.47

8.2

Đất xử lý chất thải rắn

0.47

8.3

Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ

4.65

8.4

Đất hạ tầng kỹ thuật khác

0.08

9

Đất hạ tầng phục vụ sản xuất

26.48

9.1

Đất thủy lợi

26.48

9.2

Đất phi nông nghiệp khác (kho, trại, trạm...)

0

10

Đất an ninh quốc phòng

0

10.1

Đất quốc phòng

0

10.2

Đất an ninh

0

III

Đất khác

22.03

1

Đất sông ngòi, kênh rạch,
mặt nước chuyên dùng

22.03

(Nguồn: UBND Đức Xương)

2.5. Hiện trạng các công trình kiến trúc

2.5.1. Các công trình nhà ở

- Hệ thống dân cư của xã được phân bố tại 3 thôn thôn An Vệ, An Cư và Thọ Xương. Dân cư các thôn tương đối tập trung, thuận lợi cho đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật.

- Nhà ở trung bình từ 1 đến 3 tầng. Tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố đạt 100%.

- Đối với loại nhà tại các trục đường chính, thôn quy hoạch mới: thường là nhà liền kề kết hợp với dịch vụ - thương mại quy mô nhỏ của người dân. Mật độ xây dựng cao 90-100%. Kết cấu chịu lực chủ yếu là bê tông cốt thép và tường gạch. Hình thức kiến trúc hiện đại nhưng mới chỉ thống nhất được một số chỉ tiêu chính như cốt các tầng, cốt nền tại khu dân cư mới. Các khu vực khác còn thiếu thống nhất ở nhiều tiêu chí quản lý kiến trúc cảnh quan.

2.5.2. Hệ thống các công trình công cộng

Các công trình công cộng, dịch vụ, hành chính chính trị của xã:

TT

Hạng mục công trình

ĐVT

Hiện trạng

I

Trung tâm xã

ha

1

Trụ sở UBND

ha

0,51

2

Sân thể thao của xã

ha

0

3

Trường Mầm non trung tâm

ha

0,48

4

Trường Tiểu học

ha

0,64

5

Trường THCS

ha

0,56

6

Trạm y tế

ha

0,22

7

Chợ trung tâm xã

ha

0

8

Bưu điện

ha

0,01

9

Quỹ tín dụng

ha

II

Nhà văn hóa các thôn

ha

1

Thôn An Vệ

ha

0,18

2

Thôn An Cư

ha

0,11

3

Thôn Thọ Xương

ha

0,39

III

Sân thể thao các thôn

ha

1

Thôn An Vệ

ha

0,18

2

Thôn An Cư

ha

0,07

3

Thôn Thọ Xương

ha

0,39

IV

Nghĩa trang các thôn

ha

Nghĩa trang thôn An Vệ

ha

0,81

Nghĩa trang thôn An Cư 1

ha

1,02

Nghĩa trang thôn An Cư 2

ha

1,36

Nghĩa trang thôn Thọ Xương 1

ha

0,45

Nghĩa trang thôn Thọ Xương 2

ha

0,67

2.6. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật

2.6.1. Hiện trạng đất đai xây dựng

- Địa hình toàn xã tương đối bằng phẳn.

- Nền xây dựng công trình công cộng cao hơn nền tự nhiên từ 0,5 - 0,7m.

- Nền đường trong các thôn cao bằng nền tự nhiên trong khu vực.

2.6.2. Giao thông

* Giao thông đối ngoại:

- Đường quốc lộ 38B: đoạn chạy qua địa bàn xã chiều dài 0,5 km

- Đường tỉnh lộ 392: đoạn chạy qua địa bàn xã chiều dài 1,2 km

* Giao thông nội bộ

- Đường trục xã - liên xã:, bề mặt bê tông xi măng 5 – 8m

- Đường trục thôn (đi qua các xóm): mặt đường rộng từ 3 đến 4,5m.

- Đường trục chính nội đồng: mặt đường rộng từ 3 đến 4m.

2.6.3. Cấp nước

- Hiện tại xã được sử dụng nước sạch từ trạm cấp nước An Bình, nằm trên địa bàn xã, với công suất 5.000 m3/ngđ, thuộc quản lý của công ty nước sạch Hải Dương.

- Nước sạch cấp cho xã được lấy từ đường ống cấp cấp nước F75 -:- F160 chạy từ trạm cấp nước qua trục xã đi tới các thôn.

2.6.4. Hệ thống cấp điện

- Nguồn điện trung áp cấp cho xã lấy từ 2 lộ: Lộ 372E8.7 và lộ 371E8.14 từ điện lực xã Quang Minh và huyện Ninh Giang đến

- Đường dây hạ thế: mạng lưới đường dây hạ thế được bố trí về các hộ gia đình của các thôn, xóm, đảm bảo cung cấp cho 100% số hộ trong xã được sử dụng điện. Tổng công suất các TBA 2980 KVA, đáp ứng đủ nhu cầu hiện tại toàn xã.

2. Bảng thống kê hiện trạng hệ thống trạm biến áp sinh hoạt toàn xã.

TT

Trạm biến áp

Công suất hiện trạng
( KVA)

1

Trạm biến áp An Vệ II

320 KVA-35/0,4KV

2

Trạm biến áp An Vệ

400 KVA-35/0,4KV

3

Trạm biến áp bơm Đức Xương

320 KVA-35/0,4KV

4

Trạm biến áp Đức Xương II

320 KVA-35/0,4KV

5

Trạm biến áp An Cư

320 KVA-35/0,4KV

6

Trạm biến áp Thọ Xương II

180 KVA-35/0,4KV

7

Trạm biến áp Thọ Xương

300 KVA-35/0,4KV

8

Trạm biến áp Đồng Nhâm

320KVA -35/0,4KV

9

Trạm biến áp Xóm Mè

320KVA -35/0,4KV

10

Trạm biến áp bơm Cầu Guốc

180 KVA-35/0,4KV

Tổng

2.980

2.1.1. Hệ thống tiêu thoát nước

- Hệ thống thoát nước của xã dạng thoát nước chung, chưa đồng bộ. Nước thải sinh hoạt trong khu dân cư được xử lý cục bộ tại các hố ga trước khi thoát ra các ao hồ tự nhiên.

- Hệ thống tiêu thoát nước khá thuận lợi do có hệ thống kênh tiêu, sông hồ nhiều.

2.1.2. Bãi rác và xử lý rác thải

- Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường xả trực tiếp ra các kênh mương, ao hồ điều hòa trong khu vực.

- Hiện tại cả 3 thôn đều có tổ thu gom rác thải về bãi rác của các thôn

Nghĩa trang, nghĩa địa

- Hệ thống nghĩa trang, nghĩa địa phân bố theo từng thôn.

2.1.3. Hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất

Xã Đức Xương đang sử dụng nguồn nước tưới, tiêu của 2 trạm bơm.

- Trạm đầu thôn An Cư I công suất 2000m3/h;

- Trạm bơm Cầu Guốc thôn An Cư II công suất 7500m3/h.

2.2. Những vấn đề chính cần giải quyết trong quy hoạch

- Tận dụng tối đa điều kiện địa hình tự nhiên và các điều kiện kỹ thuật hiện trạng, đảm bảo thoát nước mặt tốt và giao thông an toàn và thuận tiện.

- Thỏa mãn các yêu cầu tiêu chí về kỹ thuật đồng thời tôn tạo vẻ đẹp về cảnh quan thiên nhiên giữ gìn sinh thái vùng Bắc Bộ và hạn chế tối đa việc san lấp, giữ ổn định nền xây dựng.

- Quy hoạch xã Đức Xương phù hợp với quy hoạch chung vùng huyện Gia Lộc và các định hướng phát triển kinh tế - xã hội khu vực. Định hướng xã Đức Xương kinh tế chủ đạo của xã: dịch vụ, thương mại – dân cư mới, Sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao; Phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Xây dựng các khu chức năng mới đồng bộ liên kết các khu chức năng hiện có, các công trình hạ tầng kỹ thuật trong khu vực; tổ chức không gian kiến trúc hiện đại, hài hòa và phù hợp với cảnh quan chung trong khu vực, phù hợp.

- Phân chia các khu chức năng, phân tích và tính toán cụ thể quy mô, diện tích. Đề xuất các chỉ tiêu phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

- Tuân thủ định hướng quy hoạch thủy lợi, đảm bảo các hành lang bảo vệ các trục tiêu theo điều lệ bảo vệ công trình thủy lợi.

- Quy hoạch các công trình công cộng, văn hóa - giáo dục, các loại hình dịch vụ nhằm phục vụ yêu cầu phát triển của xã và đáp ứng nhu cầu của người dân.

- Khai thác triệt để và hiệu quả diện tích đất còn lại; đảm bảo các quy định về bảo vệ và an toàn hành lang đường điện, đường ống cấp nước, các khu vực đất an ninh quốc phòng,... Nghiên cứu giải pháp tận dụng hành lang các công trình hạ tầng trên để tạo không gian cảnh quan cây xanh, mặt nước nhưng vẫn đảm bảo các quy định của pháp luật.

- Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đảm bảo tính kết nối với các khu vực lân cận, đảm bảo an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật sao cho phù hợp nhất và phù hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

PHẦN III: TIỀM NĂNG, ĐỘNG LỰC VÀ DỰ BÁO PHÁT TRIỂN

3.1. Dự báo quy mô dân số

- Dân số hiện trạng Đức Xương là 5.369 người, tỷ lệ tăng tự nhiên 1%. Dự báo đến năm 2030 dân số dự kiến: 7.905 người.

- Tăng so với hiện trạng: 2.536 người.

- Tăng thêm tự nhiên: Khoảng 536 người.

- Tăng Cơ học khoảng 2000 người. Do ảnh hưởng sự dịch chuyển lao động từ các yếu tố khách quan như: Nhu cầu từ công nghiệp, Thương mại – dịch vụ và tác động từ quá trình đô thị hóa.

3.2. Động lực phát triển kinh tế chủ đạo

- Xã Đức Xương tương đối bằng phẳng, đất đai khá màu mỡ, khí hậu ôn hoà. Có điều kiện tự nhiên, sinh thái thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, đa dạng về cây trồng vật nuôi như: trồng rau màu hàng hóa, lúa cao sản, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản... Đây là tiềm năng, thế mạnh của xã, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp cho năng suất hiệu quả cao.

- Xã có nguồn lao động dồi dào, năng động.

- Nền giáo dục tương đối phát triển.

- Hệ thống tổ chức chính trị XH vững mạnh, an ninh, trật tự tốt.

- Có hệ thống giao thông đối ngoại là đường QL 38B và tỉnh lộ 392 chạy qua địa bàn xã để kết nối với khu vực xung quanh.

- Có lưới điện Quốc gia, 100% hộ sử dụng điện thường xuyên.

PHẦN IV: ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH KHÔNG GIAN TỔNG THỂ TOÀN XÃ VÀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

4.1. Cơ cấu tổ chức không gian quy hoạch

4.1.1. Nguyên tắc tổ chức không gian

- Cấu trúc phát triển phải tận dụng quỹ đất hiện có, đảm bảo tính chất, chức năng khu vực.

- Đáp ứng nhu cầu phát triển ngắn hạn và dài hạn.

- Phát triển không gian phù hợp định hướng quy hoạch vùng huyện Gia Lộc, định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu vực đảm bảo cảnh quan, môi trường.

* Giải pháp:

- Cơ cấu phát triển xã trên cơ sở phát triển kinh tế dựa trên sản xuất nông nghiệp và dịch vụ là chủ đạo.

- Cải tạo các khu ở cũ, cơ sở sản xuất kinh doanh hiện có đồng bộ với quy hoạch xây dựng các khu dân mới, các trung tâm hành chính công cộng gắn với định hướng phát triển hệ thống giao thông đối ngoại, đối nội tạo nên xã nông thôn mới nâng cao văn minh, phát triển bền vững.

4.1.2. Cơ cấu tổ chức không gian

Trên cơ sở các số liệu khảo sát, đánh giá hiện trạng và rà soát quy hoạch vùng huyện Gia Lộc. Đồng thời dựa trên nhu cầu thực tế của xã Đức Xương, đề xuất cơ cấu tổ chức không gian quy hoạch như sau:

- Xã Đức Xương được hình thành và phát triển chủ yếu dọc theo tuyến đường QL38B, đường TL392 và tuyến đường trục xã, từ đó phát triển ra với các khu chức năng gồm: hành chính, công cộng, giáo dục và dân cư mới dịch vụ thương mại.

- Hình thành trục cảnh quan trung tâm làm điểm nhấn toàn xã. Tận dụng tuyến đường trục xã cải tạo là trục dẫn hướng cảnh quan cho xã.

- Hình thành trục cảnh quan trung tâm làm điểm nhấn toàn xã.

- Cải tạo, mở rộng hệ thống đường nhất là các trục chính: trục đường xã, các tuyến đường trục thôn, xóm. Các khu hạ tầng kỹ thuật bố trí đảm bảo an toàn, hợp vệ sinh môi trường.

- Các khu vực chức năng khác vẫn giữ nguyên và là nguồn đất dự trữ cho phát triển xã sau này.

4.2. Quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng

4.2.1. Phân khu chức năng

Quy hoạch tổng thể phân khu chức năng:

Căn cứ vào tình hình hiện trạng của khu vực thiết kế, trên cơ sở các mối quan hệ tổng thể, sau khi đưa ra nhiều phương án để phân tích, lựa chọn, chúng tôi chọn một phương án chính tập trung được nhiều ưu điểm đáp ứng được những yêu cầu và mục tiêu đề ra. Cụ thể phương án như sau:

* Đất công cộng:

Khu trung tâm hành chính của xã: Trung tâm sẽ sử dụng các công trình công cộng hiện có cải tạo và mở rộng chỉnh trang khuôn viên và quy hoạch mới.

+Trụ sở Đảng ủy -UBND xã: giữ nguyên hiện trạng, diện tích 0,51ha.

+ Trụ sở cơ quan (công an xã): quy hoạch mới đối diện trụ sở UBND xã, diện tích 0,15 ha.

+ Nghĩa trang liệt sỹ: Giữ nguyên hiện trạng 0,19ha;

+ Trạm y tế: Diện tích: giữ nguyên hiện trạng, diện tích 0,22 ha.

+ Trụ sở UBND cũ được quy hoạch thành điểm sinh hoạt cộng đồng thôn An Cư, diện tích 0,29 ha.

+ Bưu điện văn hóa xã: giữ nguyên hiện trạng, diện tích 0,01 ha.

+Trung tâm văn hóa thể thao xã (bao gồm bể bơi và sân vận động xã) vị trí đằng sau Trụ sở công an xã: quy hoạch mới, diện tích 1,00 ha.

* Đất công cộng tại thôn: Quy hoạch các điểm công trình công cộng tại các thôn như sau:

- Thôn An Cư:

+ Nhà văn hóa: giữ nguyên diện tích hiện trạng 0,11 ha.

+ Sân thể thao: giữ nguyên diện tích hiện trạng 0,07 ha.

+ Nghĩa địa số 1: nằm tại phía Bắc của thôn, diện tích 1,41 ha (hiện trạng 1,02 ha; mở rộng thêm 0,39 ha).

+ Nghĩa địa số 2: nằm tại phía Đông của thôn, diện tích sau quy hoạch mở rộng là 2,56 ha (hiện trạng 1,36 ha; mở rộng 1,20 ha).

- Thôn An Vệ

+ Nhà văn hóa: giữ nguyên diện tích hiện trạng 0,18 ha.

+ Sân thể thao: quy hoạch mới diện tích 0,20 ha.

+ Nghĩa địa thôn: diện tích 1,45ha (hiện trạng 0,66ha; mở rộng thêm 0,79ha).

+ Bãi tập kết rác thôn: giữ nguyên, diện tích 0,19ha.

- Thôn Thọ Xương

+ Nhà văn hóa - sân thể thao: giữ nguyên diện tích hiện trạng 0,39ha.

+ Nghĩa địa số 1: diện tích 0,7ha (hiện trạng 0,45ha; mở rộng thêm 0,25ha).

+ Nghĩa địa số 2: diện tích 1,1ha (hiện trạng 0,67ha.; mở rộng thêm 0,43ha).

* Công trình giáo dục.

+ Trường Tiểu học:

- Chỉ tiêu 65 học sinh/ 1.000 dân, diện tích 15 m2/1hs.

- Diện tích trường tiểu học: 7.905 x 65/1000 х 15 = 7.707 m2.

- Quy hoạch mở rộng diện tích 0,79 ha (hiện trạng 0,64 ha; mở rộng thêm 0,15 ha).

+ Trường THCS:

- Chỉ tiêu 55 học sinh/ 1.000 dân, diện tích 18m2/1hs.

- Diện tích trường THCS: 7.905 x 55/1000 х 18 = 7.826 m2.

- Quy hoạch mở rộng diện tích 1,22 ha (hiện trạng 0,56 ha; mở rộng thêm 0,66 ha).

+ Trường Mầm non:

- Chỉ tiêu 50 trẻ (dưới 6 tuổi)/ 1.000 dân, diện tích 20m2/ trẻ.

- Diện tích trường mầm non: 7.905 x 50/1000 х 20 = 7.905 m2.

- Quy hoạch mở rộng, diện tích 0,8ha (hiện trạng 0,48ha, mở rộng thêm 0,32ha).

* Đất dân cư quy hoạch: có diện tích 67,66 ha

- Tổng diện tích đất ở quy hoạch mới: 67,66ha. Quy hoạch một số điểm dân cư mới thuộc các khu vực sau:

+ Khu dân cư mới số 1 (khu dân cư mới Đồng Quang – Đức Xương): đã được phê duyệt, nằm tại phía Tây Bắc thôn An Vệ, diện tích 10,75 ha.

+ Khu dân cư mới số 2: nằm tại phía Tây thôn An Vệ, quy hoạch diện tích 2,27 ha.

+ Khu dân cư mới số 3: nằm tại phía Đông Bắc thôn Thọ Xương, quy hoạch diện tích 52,9 ha.

+ Điểm dân cư mới số 4: nằm tại phía Nam xã thôn Thọ Xương, quy hoạch diện tích 1,74 ha.

- Cải tạo chỉnh trang các thôn cũ, đảm bảo tiêu chuẩn.).

*Đất tôn giáo, tín ngưỡng: có diện tích 0,68ha

- Là phần đất các đình, đền, chùa, nhà thờ tại các thôn trong xã; các công trình này gìn giữ và bảo tồn theo quy hoạch; phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.

* Đất dịch vụ thương mại.

Tổng diện tích 4,03ha trong đó:

- Đất dịch vụ thương mại: quy hoạch tại phía Nam đường TL392, diện tích 4,00 ha.

- Đất chợ: quy hoạch mới tại thôn An Cư, diện tích 0,03 ha.

* Đất sản xuất kinh doanh: có diện tích 1,06 ha

- Đất sản xuất kinh doanh nằm tại phía Tây của Thôn An vệ giáp, diện tích 0,98 ha (hiện trạng 0,48ha, quy hoạch 0,5 ha) (SKC-1).

- Đất tiểu thủ công nghiệp quy hoạch tại phía Nam của xã giáp đường TL392, diện tích 13,56 ha (SKC-2).

* Đất nông nghiệp: có diện tích khoảng 291,43 ha

Trong lĩnh vực nông nghiệp cần phát triển mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, gắn sản xuất với quy hoạch, định hướng cho sản phẩm như hình thành các vùng chuyên sản xuất rau củ quả an toàn, mô hình trồng lúa năng suất cao, kết hợp trồng hoa màu theo hướng sản xuất hàng hóa nông nghiệp sinh thái có chất lượng. Diện tích đất nông nghiệp còn lại của xã khoảng 291,43 ha trong đó:

- Đất trồng lúa: 104,77 ha.

- Đất trồng cây hàng năm khác: tổng diện tích 3,63 ha

- Đất trồng cây lâu năm: Vùng trồng cây ăn quả: Gắn liền với vùng chăn nuôi tập chung, nuôi trồng thủy sản với diện tích: 8,1 ha.

- Đất nuôi trồng thủy sản: Vùng chăn nuôi tập chung, nuôi trồng thủy sản phân bố tại phía Bắc của xã với diện tích 174,93 ha.

* Xử lý chất thải rắn: có diện tích: 0,74ha

- Điểm tập kết rác của xã được giữ nguyên hiện trạng. Vị trí 1 nằm phía Đông Bắc của thôn An Vệ, diện tích 0,19 ha; vị trí 2 nằm phía Đông thôn An Cư, diện tích 0,18 ha và vị trí 3 nằm phía Đông Bắc của xã, diện tích 0,09 ha

*Quy hoạch sử dụng đất

- Trên cơ sở cơ cấu của phương án chọn và đặc điểm của dự án, quy hoạch sử dụng đất dựa vào các chỉ tiêu đã được lựa chọn để tính toán các chỉ tiêu sử dụng đất cho từng loại công trình trên từng lô đất theo nguyên tắc đảm bảo sự hợp lý, thuận tiện về môi trường ăn ở, sinh hoạt cho từng nhóm nhà vừa có tính độc lập, riêng biệt vừa đảm bảo sự thống nhất chung của toàn khu vực.

Bảng cơ cấu Quy hoạch sử dụng đất

TT

HẠNG MỤC

Hiện trạng

Tăng giảm

Quy hoạch

Tỷ lệ

ha

ha

ha

%

Tổng diện tích tự nhiên

555.08

0.00

555.08

100

I

Đất nông nghiệp

391.63

-100.2

291.43

52.50

1

Đất trồng lúa

301.29

-196.52

104.77

18.87

2

Đất trồng trọt khác

15.95

-4.22

11.73

2.11

2.1

Đất trồng cây hàng năm khác

3.63

0

3.63

0.65

2.2

Đất trồng cây lâu năm

12.32

-4.22

8.1

1.46

3

Đất nuôi trồng thủy sản

73.57

101.36

174.93

31.51

4

Đất nông nghiệp khác

0.82

-0.82

0

0.00

II

Đất xây dựng

141.42

100.2

241.62

43.53

1

Đất ở

56.34

67.66

124.00

22.34

2

Đất công cộng

3.73

1.07

4.8

0.86

2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

0.86

-0.2

0.66

0.12

2.2

Đất xây dựng cơ sở y tế

0.25

0

0.25

0.05

2.3

Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo

1.78

1.03

2.81

0.51

2.4

Đất cơ sở văn hóa

0.82

-0.13

0.69

0.12

2.5

Đất sinh hoạt cộng đồng

0

0.34

0.34

0.06

2.6

Đất chợ

0

0.03

0.03

0.01

2.7

Đất bưu chính viễn thông

0.02

0

0.02

0.00

3

Đất cây xanh, thể dục thể thao

0.04

16.96

17

3.06

3.1

Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao

0.04

1.43

1.47

0.26

3.2

Đất vui chơi giải trí công cộng (cây xanh)

0

15.53

15.53

2.80

4

Đất tôn giáo, danh lam thắng cảnh, di tích
đình, đền

0.68

0

0.68

0.12

4.1

Đất di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh

0

0

0

0.00

4.2

Đất cơ sở tôn giáo

0.58

0

0.58

0.10

4.3

Đất cơ sở tín ngưỡng

0.1

0

0.1

0.02

5

Đất công nghiệp, TTCN, làng nghề

0.48

14.06

14.54

2.62

5.1

Đất cụm công nghiệp

0

0

0

0.00

5.2

Đất công nghiệp, khu công nghiệp

0

0

0

0.00

5.3

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

0.48

14.06

14.54

2.62

6

Đất khoáng sản và sx vật liệu xây dựng

0

0.00

0

0.00

7

Đất xây dựng các chức năng khác

0

4

4

0.72

7.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

0

0

0

0.00

7.2

Đất xây dựng cơ sở y tế

0

0

0

0.00

7.3

Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo

0

0

0

0.00

7.4

Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao

0

0

0

0.00

7.5

Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác

0

0

0

0.00

7.6

Đất thương mại dịch vụ

0

4

4

0.72

8

Đất hạ tầng kỹ thuật

53.67

7.74

61.41

11.06

8.1

Đất giao thông

48.47

4.92

53.39

9.62

8.2

Đất xử lý chất thải rắn

0.47

0

0.47

0.08

8.3

Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ

4.65

2.82

7.47

1.35

8.4

Đất hạ tầng kỹ thuật khác

0.08

0

0.08

0.01

9

Đất hạ tầng phục vụ sản xuất

26.48

-11.29

15.19

2.74

9.1

Đất thủy lợi

26.48

-12.46

14.02

2.53

9.2

Đất phi nông nghiệp khác (kho, trại, trạm...)

0

1.17

1.17

0.21

10

Đất an ninh quốc phòng

0

0

0

0.00

10.1

Đất quốc phòng

0

0

0

0.00

10.2

Đất an ninh

0

0

0

0.00

III

Đất khác

22.03

0

22.03

3.97

1

Đất sông ngòi, kênh rạch,
mặt nước chuyên dùng

22.03

0.00

22.03

3.97


PHẦN V: QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT

5.1. Chuẩn bị đất xây dựng

5.1.1. Nguyên tắc chung

- Không ngập lụt.

- Khối lượng thi công san đắp ít nhất.

- An toàn khi khai thác sử dụng.

- Thoát nước thuận lợi.

- Chi phí thấp nhất.

5.1.2. Giải pháp kỹ thuật san nền, tiêu thủy

* Quy hoạch độ cao:

Trên cơ sở cao độ của các tuyến đường trục xã và cao độ nền các lô đất trong các khu dân cư mới, khu trung tâm và các thôn cũ của xã Đức Xương. Lựa chọn quy hoạch cao độ và độ dốc san nền cho các khu như sau:

- Cốt cao độ trung bình các thôn hiện có từ: +1,71m đến +2,27m.

- Cao độ các tuyến đường giao thông thấp nhất: +2,4m, cao độ cao nhất +2,80m.

* Độ dốc san nền: đảm bảo thoát nước tự chảy i= 2%.

* Giải pháp kỹ thuật:

- Trên cơ sở cao độ của các tuyến đường trục xã và cao độ nền các lô đất trong các khu đô thị mới, khu trung tâm và các thôn cũ của xã Đức Xương. Lựa chọn cao độ và độ dốc san nền như sau:

+ Độ dốc san nền đảm bảo thoát nước tự chảy i= 2%.

+ Trước khi đắp nền phải bóc bỏ lớp đất hữu cơ bề mặt tại khu vực ruộng lúa với chiều dầy trung bình 30cm và vét bùn tại các mương với chiều dầy trung bình 50cm.

- San lấp nền thành từng lớp đầm nén đạt K=0,90.

- Vật liệu đắp nền dùng đất cát đen.

5.2. Hệ thống giao thông

a) Cơ sở thiết kế

- Quyết định Số: 4927/QĐ-BGTVT, ngày 25 tháng 12 năm 2014.

- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2021/BXD;

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị QCVN 07:2016/BXD;

- Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT;

- Đường ô tô-Yêu cầu thiết kế TCVN 4054-05;

b) Mạng lưới giao thông:

- Độ dốc dọc tối đa của đường imax = 8%.

- Độ dốc ngang mặt đường i = 2%.

- Bán kính cong bó vỉa tại các ngã ba, ngã tư: R = 8m - 25m.

*Giao thông đối ngoại của xã có:

- Đường quốc lộ 38B (MC 1-1): Duy trì đường cấp III lộ giới 45m(trong đó Bn= 12m, hành lang đường bộ 2x16,5m).

- Đường tỉnh lộ 392

+ Đoạn qua khu sản xuất kinh doanh quy hoạch (MC 1’-1’): chỉ giới đường đỏ 70m(trong đó Bn= 12m, hành lang đường bộ 2x16,5m, đường gom 2x12,5m).

+ Đoạn còn lại (MC 1-1): Duy trì đường cấp III lộ giới 45m(trong đó Bn= 12m, hành lang đường bộ 2x16,5m).

- Đường giao thông ven sông Đĩnh Đào (MC 2-2): quy mô đường cấp IV, lộ giới 32m, Bn = 9m, hành lang an toàn đường bộ mỗi bên 11,5m.

* Đường trục xã:

- Tuyến đường xã (MC 4-4) có quy mô 17,5m (5+7,5+5)m.

* Đường thôn, xóm

- Các tuyến đường thôn, xóm (MC 5-5) lòng đường hiện trạng từ 3,5-4,5m, quy hoạch mở rộng lòng đường thôn lòng đường 5,5m vỉa hè mỗi bên1m.

* Đường nội đồng: (MC 6-6) quy hoạch lòng đường 5,5m, nề đường mỗi bên 1m.

5.3. Hệ thống cấp điện

Nguồn điện:

- Nguồn điện trung áp cấp cho xã lấy từ 2 lộ: Lộ 372E8.7 và lộ 371E8.14 từ điện lực xã Quang Minh và huyện Ninh Giang đến

- Đường dây hạ thế: mạng lưới đường dây hạ thế được bố trí về các hộ gia đình của các thôn, xóm, đảm bảo cung cấp cho 100% số hộ trong xã được sử dụng điện.

- Hiện xã có 10 trạm biến áp với tổng công suất 2.980 kVA.

Tính toán nhu cầu cấp điện:

* Dự báo phụ tải điện sinh hoạt (stt):

- Phụ tải điện được dự báo trên cơ sở định hướng quy hoạch chung xã Nguyên Giáp đến năm 2030

Ptt = N x P x T

N: Số dân ( người )

P: Phụ tải tiêu chuẩn (W/người).

T: Tỷ lệ phần trăm


Stt =

Ptt x K

Cosj

K: là hệ số đồng thời.

Cosj : Hệ số pha

Năm

Dân số

( người)

Tỷ lệ

(%)

Phụ tải – P (W/người)

Ptt

(KW)

K

Cos φ

Stt

(KVA)

2030

7905

100%

330

2609

0,85

0.8

2772,1

(Theo QCVN 01:2021/BXD chương 2.14 – Quy chuẩn quốc gia quy hoạch xây dựng)

* Dự báo phụ tải cấp điện công trình công cộng, dịch vụ (theo %):

- Phụ tải điện phục vụ bằng 30% phụ tải sinh hoạt : Sccdv = 831,63 (KVA)

* Dự báo tổng phụ tải điện đến năm 2030 cần : S = 3.603,73 (KVA).

® Dựa vào bảng thông kê phụ tải các năm tiếp theo (2020 đến 2030). Tổng công suất các trạm biến áp hiện có trên địa bàn xã là đủ đáp ứng cho nhu cầu dùng điện vì vậy giữ nguyên công suất các trạm biến áp hiện có

TT

Trạm biến áp

Công suất hiện trạng
( KVA)

Công suất quy hoạch
(KVA)

1

Trạm biến áp An Vệ II

320 KVA-35/0,4KV

400 KVA-35/0,4KV

2

Trạm biến áp An Vệ

400 KVA-35/0,4KV

400 KVA-35/0,4KV

3

Trạm biến áp bơm Đức Xương

320 KVA-35/0,4KV

320 KVA-35/0,4KV

4

Trạm biến áp Đức Xương II

320 KVA-35/0,4KV

400 KVA-35/0,4KV

5

Trạm biến áp An Cư

320 KVA-35/0,4KV

320 KVA-35/0,4KV

6

Trạm biến áp Thọ Xương II

180 KVA-35/0,4KV

320 KVA-35/0,4KV

7

Trạm biến áp Thọ Xương

300 KVA-35/0,4KV

400 KVA-35/0,4KV

8

Trạm biến áp Đồng Nhâm

320KVA -35/0,4KV

560KVA -35/0,4KV

9

Trạm biến áp Xóm Mè

320KVA -35/0,4KV

320KVA -35/0,4KV

10

Trạm biến áp bơm Cầu Guốc

180 KVA-35/0,4KV

320 KVA-35/0,4KV

Tổng

2.980

3.760

Phương án cấp điện:

- Đường dây 35KV: Toàn bộ đường dây trung thế truyền tải điện đến các trạm biến áp của xã đều đi nổi trên cột.

- Đường dây hạ thế và chiếu sáng:

+ Mạng lưới điện hạ thế đi nổi trên cột chạy dọc theo các tuyến giao thông đến các khu dân cư. Sử dụng cột điện bê tông li tâm cao 8.5m ÷ 10.5m.

+ Kết cấu lưới hạ thế 0.4KV theo mạng hình tia.

+ Bố trí chiếu sáng các đoạn đường trục chính có mặt cắt đường từ 4m trở lên.

+ Tuyến chiếu sáng trong các khu dân cư cũ bố trí đi nổi kết hợp với cấp điện hạ thế.

+ Tại các khu dân cư mới hình thành, điện hạ thế và chiếu sáng đi ngầm vỉa hè đường, đảm bảo mỹ quan.

5.4. Hệ thống cấp nước

- QCVN 01:2021/BXD. Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt là 100lít/người/ngày đêm. Nước sạch dùng cho các công trình công cộng, dịch vụ tối thiểu bằng 10% lượng nước sinh hoạt. Nước thất thoát, rò rỉ không vượt quá 15% tổng các lượng nước.

- Dự báo nhu cầu dùng nước của xã đến năm 2030:

- Theo tính toán, số dân xã Đức Xương đến năm 2030 là 7905 người

- Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của toàn xã:

SH = (åqi x N x Kng.đ)/1000 (m3/ ng.đ)

Trong đó:

åqi: Tiêu chuẩn dùng nước cho một người trong một ngày đêm

åqi= 100l /người/ngày đêm (Quy chuẩn XDVN 01:2021/BXD)

N: Số dân dự kiến cho giai đoạn tính toán, N = 7905 người.

Kng.đ: Hệ số dùng nước không điều hòa, lấy bằng 1,2

SH = (100 x 7542 x 1,2)/1000 = 949 (m3/ ng.đ)

- Nước cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại trên địa bàn xã với chỉ tiêu 20 m3/ha.ngđ

Qsx = 11,67x60% x 20 = 162,72m3/ng.đ

Nước dịch vụ lấy bằng 10% nước sinh hoạt: Qdv = 94,9 (m3/ ng.đ)

Nước thất thoát lấy bằng 10% nước sinh hoạt, nước sản xuất và nuoesc dịch vụ: Qtt = 120,66 (m3/ ng.đ)

Vậy tổng nhu cầu dùng nước đến năm 2030 là: 1327,28 (m3/ ng.đ)

- Nguồn cấp nước: Hệ thống cấp nước lấy từ trạm cấp nước đặt tại xã. Hệ thống cấp nước dùng hệ thống đường ống các trục chính có đường kính F110 mm; các trục nhánh có đường kính từ F50 mm; hệ thống cấp nước chữa cháy được thiết kế sử dụng chung với đường ống cấp nước sinh hoạt.

- Cấp nước chữa cháy:

+ Thiết kế hệ thống cấp nước chữa cháy cho khu trung tâm và các khu dân cư hình thành mới (đi kèm theo dự án).

+ Cấp nước chữa cháy kết hợp đặt các trụ cứu hỏa trên mạng đường ống phân phối Æ110.

+ Lưu lượng nước chữa cháy:

+ Theo tiêu chuẩn Việt Nam về thiết kế phòng cháy, chống cháy TCVN-2622-1995, số lượng đám cháy trong cùng một thời điểm là 1 đám, lưu lượng nước cho một đám cháy là 15 lít/giây.

5.5. Hệ thống thoát nước

- Thoát theo 3 lưu vực chính:

+ Thôn An Vệ: thoát ra kênh Hồng Đức dọc đường QL38B rồi chảy ra sông Đĩnh Đào.

+ Thôn Thọ Xương: thoát ra kênh Hồng Đức dọc đường TL392 rồi chảy ra sông Đĩnh Đào.

+ Thôn An Cư: thoát về trạm bơm Cầu Guốc rồi chảy ra sông Đĩnh Đào

- Trước mắt Hệ thống thoát nước được xây dựng chung cho cả nước mưa và nước thải đối với các khu vực dân cư nông thôn hiện trạng, thoát nước tự chảy.

+ Hệ thống cống thoát nước: Nước thải sau khi xử lý cục bộ tại bể tự hoại ở mỗi gia đình, và nước mưa từ các khu dân cư được thoát ra hệ thống cống bê tông kín rồi thoát ra các ao hồ, mương thoát của hệ thống thủy lợi. Tại những trục đường quy hoạch mới, đặt hệ thống cống tròn BTCT ở lề đường, đường kính D600 –D800, độ dốc dọc đường cống từ 0,12% ¸ 0,17%.

+ Làm mới và nâng cấp toàn bộ rãnh thoát nước ở các trục đường thôn, xóm thành các rãnh bê tông có nắp đậy.

+ Cải tạo mương dẫn vào trạm bơm.

+ Dự kiến xây dựng trạm xử lý nước thải tại khu vực sản xuất công nghiệp.

- Về lâu dài

- Nước thải tại các khu dân cư mới và thôn cũ được thiết kế riêng hoàn toàn và được thu gom về trạm xử lý nước thải số 5 đặt tại xã Đức Xương để xử lý (theo quy hoạch vùng huyện Gia Lộc).

- Đường cống thu nước thải: được đặt dưới vỉa hè, dọc theo các tuyến đường trong thôn và khu đô thị mới (tùy khu vực cụ thể có thể đặt ống dọc 2 bên vỉa hè hoặc 1 bên), sử dụng cống bê tông cốt thép có đường kính D300.

- Đối với khu cũ hệ thống nước thải được xử lý cục bộ qua các bể tự hoại trước khi xả vào tuyến cống chung.

- Đối với các khu vực xây mới: Quy hoạch hệ thống thoát nước thải riêng và thu gom về trạm xử lý nước thải sau đó đấu nối với hệ thống thoát nước chung khu vực.

- Đối với các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, các dự án có hệ thống xử lý nước thải cục bộ trước khi thoát vào hệ thống thoát nước chung.

5.6. Các giải pháp bảo vệ môi trường

- Phân loại rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình; bố trí diện tích cây xanh cách ly giữa cụm công nghiệp, khu nghĩa trang, nghĩa địa và khu dân cư.

- Gìn giữ đất mặt có khả năng canh tác của khu vực chưa sử dụng; phủ xanh các khu vực đất trống.

- Các giải pháp công nghệ, kỹ thuật bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nơi tập kết rác cho từng thôn và xử lý rác chung cho toàn xã;

- Xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt cho 100% dân cư.

PHẦN VI: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

6.1. Đánh giá hiện trạng, xác định các vấn đề môi trường chính tại khu vực lập quy hoạch

6.1.1. Hiện trạng môi trường nước

a. Hiện trạng môi trường nước mặt

- Chất lượng nước mặt tại Đức Xương nhìn chung đang bị suy giảm và ô nhiễm.

- Nguyên nhân ô nhiễm:

+ Các hoạt động trong sản xuất nông nghiệp, hiện nay đã và đang sử dụng rất nhiều các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.... là một trong những nguồn có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước mặt.

+ Hoạt động tại các khu dân cư, hoạt động chăn nuôi tại khu vực các thôn là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt.

b. Hiện trạng môi trường nước ngầm

- Chất lượng nước ngầm tầng nông: Đây là tầng trầm tích Helocen. Tầng nước này hiện ngay trên bề mặt, diện phân bố rộng, chiều dầy từ 2,5-27m. Chất lượng nước ngầm của tầng có khả năng bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, hóa chất, vi khuẩn thẩm thấu từ trên mặt đất. Chất lượng nước ngầm khu vực gần cơ sở y tế có nguy cơ ô nhiễm NO, sắt và vi khuẩn coliform...

- Chất lượng nước ngầm tầng sâu: Ở tầng sâu, có tầng chứa nước trong trầm tích Pleistocen. Chiều dầy tầng chứa nước trong trầm tích Pleistocen từ 18,5-37m.

6.1.2. Hiện trạng môi trường không khí, tiếng ồn

- Ô nhiễm không khí và tiếng ồn chủ yếu do hoạt động vận chuyển vật liệu xây dựng tại các bãi giáp sông Đĩnh Đào.

6.1.3. Hiện trạng môi trường đất

- Hiện trạng các hoạt động tác động đến môi trường đất ở Đức Xương:

+ Hoạt động nông nghiệp: Việc sử dụng không hợp lý phân bón, hóa chất thuốc bảo vệ thực vật và các loại thuốc kích thích sinh trưởng, đã làm đất bị chua, phèn hóa, mất độ tơi xốp, mất cấu tượng của đất từ đó làm suy giảm chất lượng đất.

6.2. Các vấn đề môi trường chính tại khu vực lập quy hoạch

6.2.1. Áp lực của phát triển kinh tế - xã hội lên môi trường

a. Phát triển đô thị và sức ép của dân số đến môi trường:

+ Theo kết quả điều tra năm 2020, dân số Đức Xương là 5369 người. Tốc độ tăng dân số tự nhiên 1%, dự kiến đến 2030 dân số sẽ là 7905 người.

+ Sự gia tăng dân số là cần thiết vì nó bổ sung nguồn lao động trẻ, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội…bên cạnh đó thì sự gia tăng dân số quá mức cũng gây ra các tác động tiêu cực biểu hiện ở các khía cạnh:

+ Sức ép quá lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường do khai thác quá mức nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp.

+ Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường tự nhiên, tại các khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

+ Sự gia tăng dân số và sự hình thành các đô thị mới làm cho môi trường có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Ô nhiễm môi trường không khí, nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội ngày càng khó khăn.

b. Phát triển Dịch vụ thương mại.

+ Quy hoạch đất dịch vụ thương mại đến 2030 dự kiến lên 4,03ha

+ Các tác động của dịch vụ đến môi trường

Sự phát triển của điểm dịch vụ cũng dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước bởi có các điểm DV trên địa bàn chưa có hệ thống xử lý nước thải, rác thải, chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn đã và đang thải ra môi trường.

+ Quá trình phát triển Dv mang theo các chất thải rắn, lỏng và khí đều có tác động đến đất. Các chất thải có thể tích lũy trong đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường.

6.3. Dự báo tác động và diễn biến môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch chung xây dựng xã.

6.3.1. Tác động của quy hoạch phát triển không gian và hạ tầng đến môi trường

Mục tiêu môi trường đặt ra trong quy hoạch phát triển không gian Đức Xương là phát triển “cân bằng”dựa trên bảo tồn phù hợp với các tiêu chí của phát triển bền vững (phát triển cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường). Quan điểm này sẽ hạn chế cơ bản mọi tác động tiêu cực đối với môi trường.

Phát triển các nông nghiệp tại xã Đức Xương (quy hoạch vùng lúa chất lượng cao, vùng chuyên canh rau sạch) sẽ tạo ra vùng đệm môi trường hợp lý, cải tạo chất lượng không khí, tạo cho các hệ sinh thái thêm bền vững, có sức chịu tải lớn.

Quy hoạch hệ thống giao thông tạo ra sự thuận tiện, đường QL38B và đường TL392, tuy nhiên cần có giải pháp giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái ven sông, tác động đến môi trường khi xây dựng.

6.3.2. Dự báo diến biến môi trường

a. Các tác động đến môi trường nước

- Nguồn gây tác động:

Hệ thống thoát nước của xã Đức Xương là hệ thống thoát nước chung, chưa có trạm xử lý nước thải. Do đó việc kiểm tra, giám sát các nguồn nước thải, bãi chôn lấp rác trong khu vực, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước.

b. Tải lượng các chất ô nhiễm

- Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động sinh hoạt đô thị

Tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Đức Xương phát thải ra môi trường đến năm 2030 dự báo như sau: 0,3 tấn BOD5/ngày, 0,65 tấn COD/ngày, 0,7tấn TSS/ngày.

c. Khu vực chịu tác động

Các khu vực có nguy cơ ô nhiễm do nước thải tập trung chủ yếu ở các khu dân cư, sông ngòi, khu vực nuôi trồng thủy sản chăn nuôi tập trung trong đồ án quy hoạch

6.3.3. Các tác động đến môi trường không khí, tiếng ồn

a. Đánh giá nguồn, thành phần và khu vực bị tác động

Theo quy hoạch, chất lượng không khí xã Đức Xương bị ảnh hưởng bởi các nguồn khí thải. Cũng như các điều kiện khí tượng và địa hình. Các nguồn gây ô nhiễm không khí chính phát sinh từ hoạt động tiêu thụ nhiên liệu trong sinh hoạt, giao thông, dịch vụ thương mại, hoạt động xây dựng và các nguồn tải từ sinh hoạt của dân.

b. Đánh giá tải lượng các chất ô nhiễm và khu vực chịu tác động

- Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm không khí do hoạt động sinh hoạt

Tổng dân số Đức Xương đến năm 2030 là 7905 người có thể gây phát thải thải lượng khí thải đáng kể vào môi trường không khí. Dựa trên cơ sở thông số ô nhiễm của WHO về việc sử dụng các loại nhiên liệu chất đốt như: củi, than, ga, dầu... đối với các nước đang phát triển, có thể tính tải lượng ô nhiễm khí thải sinh hoạt theo bảng dự báo sau:

Bảng Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm do khí thải sinh hoạt

(Kg/ngđ)

Năm

Chỉ tiêu

Bụi

SO2

NOx

CO

THC

2030

Hệ số (g/ng.ngđ)

0,0317

0,0869

0,0517

0,122

0,0607

Dân số: 7905 người

0,25

0,69

0,40

0,96

0,48

6.3.4. Các tác động đến môi trường đất

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, đô thị và hoạt động khai thác đất sẽ làm biến đổi bề mặt địa hình tự nhiên khu vực, ảnh hưởng đến quá trình chảy tràn của nước mưa, tăng diện tich bề mặt đất đai bị bê tông hoá làm giảm chất lượng đất.

Hoạt động giao thông, dịch vụ với việc xả thải chất thải không được kiểm soát chặt hoặc xây dựng khu chôn lấp chất thải rắn không hợp vệ sinh cũng sẽ dẫn đến sự biến đổi tính chất lý hóa học của đất, gia tăng hàm lượng các kim loại nặng trong đất.

6.3.5. Quản lý chất thải rắn trong khu vực

- Toàn bộ CTR sinh hoạt Đức Xương cần có hệ thống quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn. Các khu công cộng, tập trung đông người của xã cần trang bị 02 loại thùng thu gom rác theo các màu sắc khác nhau và có ghi loại rác thu gom bao gồm: rác hữu cơ (thực phẩm thừa, rau cỏ,...), rác vô cơ thông thường (giấy, nhựa, hộp kim loại...) định hướng phương pháp xử lý chất thải.

6.4. Đề xuất các biện pháp phòng ngừa và thứ tự ưu tiên thực hiện.

a. Định hướng phân vùng bảo vệ môi trường

Dựa trên chức năng hoạt động và mục tiêu bảo vệ môi trường, Đức Xương phân thành 2 vùng bảo vệ môi trường như sau:

Bảng Lồng ghép các biện pháp bảo vệ môi trường với từng khu chức năng

Vùng chức năng MT

Các biện pháp bảo vệ môi trường cần quan tâm

Vùng 1: Khu vực dân cư

- Đảm bảo diện tích cây xanh, mặt nước trong đô thị khu vực hành chính, khu cư mới đạt QCVN 01: 2021/BXD và QCVN 07: 2016/BXD.

- Xây dựng vùng đệm môi trường: các vùng đệm xanh ven các trục giao thông chính. Kiểm soát các nguồn ô nhiễm nước thải do hoạt động DV và dân cư.

- Tạo cơ chế chính sách, giải quyết việc làm cho dân cư khu vực, giảm thiểu các tác động xã hội khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

- Bảo vệ cảnh quan, xây dựng vùng đệm các công trình di tích văn hóa, lịch sử, kiến trúc trên địa bàn.

- Xây dựng tuyến đường thu nước thải sinh theo quy hoạch. Quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý 100% chất thải rắn đô thị, làng nghề đảm bảo hợp vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường

Vùng 2: Khu vực ven sông Đĩnh Đào và khu vực nuôi trồng thủy sản

- Xây dựng vùng đệm môi trường: các vùng đệm xanh ven các trục giao thông chính. Bảo vệ cảnh quan, phát triển hệ sinh thái cây xanh bản địa.

- Xây kè hạn chế sạt lở, kiểm soát các nguồn thải đến môi trường nước mặt, điều hòa vi khí hậu các khu dân cư hiện hữu.

- Bảo vệ nguồn nước mặt đảm bảo hợp vệ sinh cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản

b. Định hướng quy hoạch giảm thiểu tác động môi trường

Mục tiêu và định hướng quy hoạch Đức Xương đến năm 2030 đều thể hiện việc nghiên cứu các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường, giảm thiểu mức thấp nhất các tác động môi trường.

Ngoài các biện pháp cụ thể để loại bỏ, giảm bớt các tác động tiêu cực liên quan đến các thách thức môi trường nằm trong phạm vi có khả năng điều chỉnh của qui hoạch chung, còn các biện pháp quản lý hỗ trợ nhằm bù đắp các tác động tiêu cực vượt quá phạm vi của quy hoạch, các chính sách quản lý cụ thể đối với từng vùng, từng khu vực...

Khuyến khích sử dụng hệ thống giao thông công cộng, các nguồn năng lượng, nhiên liệu sạch tại các tuyến du lịch, các trung tâm thị trấn trong khu vực.

Xây dựng mô hình tổ chức, quản lý, thu gom và vận chuyển rác.

Giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng hỗ trợ thực hiện công tác bảo tồn, quản lý chất thải, công tác bảo vệ môi trường đối với từng đô thị.

Lồng ghép các quy chuẩn về chất lượng môi trường, thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các dự án xây dựng đô thị mới, khu tái định cư, dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên, xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu vực.

- Bảo vệ nguồn nước trong khu vực nghiên cứu quy hoạch

Bảo vệ nguồn nước, chất lượng nước mặt sông Đĩnh Đào, ao hồ, kênh mương thủy lợi. Do đó trong quá trình phát triển đô thị phải thiết lập kế hoạch, kiểm soát, giám sát chất lượng môi trường nước bằng các chỉ tiêu quan trắc thực tế.

+ Đối với nước sông, mương thủy lợi chính thiết lập điểm kiểm tra thường ở hạ du miệng nước thải và trước điểm sử dụng 500m.

+ Đảm bảo vùng đệm cách ly dọc lưu vực sông tối thiểu 50m, hạn chế phát triển đô thị, cơ sở công nghiệp tại khu vực nhạy cảm môi trường.

- Bảo vệ không gian các công trình di tích, văn hóa

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống với một hệ thống đền, chùa và các lễ hội truyền thống đặc sắc, trong đó có phong tục tập quán, lễ hội truyền thống.

Các biện pháp tổng hợp giải quyết các tác động: Xác dịnh các thách thức lớn về môi trường do quy hoạch chung mang lại từ đó đưa ra các biện pháp giảm thiểu theo các phương án: Loại bỏ các tác động tiêu cực, giảm bớt các tác động tiêu cực và bù đắp các tác động tiêu cực.

6.5. Các giải pháp quản lý, kỹ thuật bảo vệ môi trường

a. Bảo vệ môi trường

Quy hoạch sử dụng đất đô thị, phân bố hợp lý các khu dân cư, đảm bảo khoảng cách ly các khu vực nhạy cảm.

Thiết kế, xây dựng hệ thống cấp nước và thoát nước thải, xử lý chất thải rắn và khí thải. Rà soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường để từng bước có biện pháp xử lý.

Phát triển không gian cảnh quan cây xanh trong, tạo điều kiện cải thiện môi trường nghỉ ngơi cho người dân.

b. Khai thác, sử dụng tổng hợp có hiệu quả tài nguyên nước

Điều tra nghiên cứu khai thác nguồn nước sông, thiết kế xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ và vừa, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước trong tương lai.

Xử lý các nguồn nước thải gây ô nhiễm trong các hoạt động tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp. Có kế hoạch xử lý bồi lắng ở các khu vực sông quan trọng, các đoạn kênh và mương máng phục vụ lâu dài cho sản xuất nông nghiệp.

c. Các giải pháp về chính sách quản lý môi trường

Nâng cao nhận thức cho nhân dân về môi trường: Tăng cường giáo dục pháp luật . Công tác kiểm soát và hướng dẫn thực thi pháp luật về môi trường phải được tiến hành thường xuyên, có hiệu quả; công tác xử lý sai phạm phải kịp thời và kiên quyết.

PHẦN VII: DỰ KIẾN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ.

7.1. Xác định các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư trên địa bàn xã và kế hoạch thực hiện theo từng giai đoạn

Quy hoạch các dự án ưu tiên đầu tư một số công trình hạ tầng xã hội (phù hợp với đồ án quy hoạch chung này) sau khi đã được phê duyệt. Tiến hành triển khai các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

* Trong những năm đầu đến năm 2025.

- Ưu tiên việc cải tạo, nâng câp những công trình hạ tầng xã hội hiện trạng tại địa phương. Đâu tư xây dựng mở rộng trụ sở UBND, trường mầm non, tiểu học,trường THCS khu công viên cây xanh công cộng.

- Xác định các khu vực cần bảo vệ, cần tôn tạo thuộc phạm vi nghiên cứu quy hoạch.

- Mở rộng các khu nghĩa trang nhân dân, trồng cây xanh cách ly tại các điểm quy mô lớn. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cộng đồng và từng bước di dời các điểm nghĩa trang nhân dân có quy mô nhỏ, lẻ.

- Đầu tư xây dựng mở rộng các tuyến đường trục chính qua các thôn.

- Đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thực hiện việc san lấp, giải tỏa mặt bằng và đền bù tại những khu vực trọng điểm: Cạnh các trục đường chính, các khu vực dự kiến kết nối với các xã lân cận...

- Quy hoạch các khu ở mới, ưu tiên việc đầu tư các khu ở tại khu vực trung tâm, các khu vực thuận lợi trong việc đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các khu vực đông dân cư đang có nhu cầu giãn dân.

- Thực hiện thu hồi quỹ đất nông nghiệp tại một số khu vực hiện đang sử dụng chưa hiệu quả và những khu vực ưu tiên phát triển theo nội dung quy hoạch.

* Giai đoạn đến năm 2025- 2030.

- Đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thực hiện việc san lấp, giải tỏa mặt bằng và đền bù trong khu vực nội bộ còn lại.

- Từng bước đầu tư các hạng mục thương mại, dịch vụ, công cộng... thực hiện giải tỏa và đền bù để xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật tại các tuyến giao thông dự kiến:

- Triển khai các dự án đầu tư xây dựng những hạng mục còn lại.

7.2. Dự kiến sơ bộ nhu cầu vốn và các nguồn lực thực hiện.

- Xác định cơ cấu nguồn vốn đầu tư: vốn ngân sách tập trung, vốn vay tín dụng, vốn huy động trong dân và của doanh nghiệp trên địa bàn. Phải huy động tối đa nguồn lực nội tại và thu hút vốn của các tập đoàn doanh nghiệp lớn trong nước; đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng nhiều hình thức thích hợp. Đa dạng hoá các hình thức huy động nguồn vốn trong tỉnh, trong nước, đây là nguồn vốn có ý nghĩa quyết định về lâu dài, đảm bảo có đủ năng lực nội tại để tiếp nhận đầu tư trong và ngoài nước một cách bình đẳng và đôi bên cùng có lợi.

- Đầu tư từ nguồn vốn nhà nước trên địa bàn được thực hiện theo Luật Đầu tư công, Kế hoạch đầu tư trung hạn và các văn bản có liên quan. Nguồn vốn này chủ yếu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, các lĩnh vực xã hội và phúc lợi công cộng.

- Nguồn vốn doanh nghiệp và vốn từ dân. Thu hút nguồn vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vả các tỉnh lân cận. Nguồn vốn này có xu hướng tăng lên, chủ yếu đầu tư cho phát triển sản xuất, kinh doanh, một phần xây dựng cơ sở hạ tầng.

PHẦN VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Đồ án quy hoạch chung xã Đức Xương, huyện Gia Lộc đến năm 2030, được lập trên cơ sở tuân thủ những chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cơ bản của đồ án quy hoạch vùng đã được phê duyệt, có nghiên cứu điều chỉnh diện tích và mục đích sử dụng đất cho phù hợp với hiện tại và trong tương lai; phù hợp các yêu cầu đối với xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ ĐỨC XƯƠNG - HUYỆN GIA LỘC

Trưởng Ban Biên tập: Đỗ Trọng Tuệ

Địa chỉ: An Cư , xã Đức Xương, huyện Gia lộc

Điện thoại:  0977481268

Email: diepdc72@gmail.com

Số lượt truy cập
Đang truy cập: 0
Hôm nay: 0
Tất cả: 0